Vận tải biển từ Hải Phòng và Cát Lái đi Qingdao, Trung Quốc

Vận tải biển từ Hải Phòng và Cát Lái đi Qingdao, Trung Quốc

Vận tải biển từ Hải Phòng và Cát Lái đi Qingdao, Trung Quốc

Giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi Trung Quốc bằng đường biển rất nhiều, đặc biệt là từ Hải Phòng và Cát Lái đi đến Qingdao (Thanh Đảo). Đây là tuyến đường biển kết nối những khu vực kinh tế lớn của 2 quốc gia. Hiện nay, Best logistics đang đẩy mạnh nhiều ưu đãi cho dịch vụ vận tải đường biển các mặt hàng đóng container xuất khẩu từ Việt Nam sang Qingdao, Trung Quốc. Đến với Best logistics, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích:

– Dịch vụ trọn gói, từ A-Z: bao gồm cả vận tải, tư vấn hải quan và các thủ tục liên quan

– Giá dịch vụ tốt, ổn định nhờ sản lượng lớn cho cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu từ Qingdao về Việt Nam

– Đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình tư vấn mọi lúc, mọi nơi.

Vận tải biển từ Hải Phòng và Cát Lái đi Qingdao, Trung Quốc
Vận tải biển từ Hải Phòng và Cát Lái đi Qingdao, Trung Quốc

Tìm hiểu về cảng Qingdao (Thanh Đảo)

Cảng Qingdao (hay còn gọi là Thanh Đảo) là một trong những cảng biển lớn nhất Trung Quốc và cả thế giới nói chung. Cảng được trang bị hiện đại, cung cấp đầy đủ các dịch vụ hậu cần bao gồm: bốc xếp, lưu kho và hậu cần cho hàng hóa container và hàng rời như than, quặng sắt, dầu thô, ngũ cốc,…

Mỗi năm, cảng Qingdao xử lý tổng cộng 350,1 triệu tấn hàng hóa, trong đó có 12 triệu TEU hàng container. Cảng được chia thành 3 khu vực chính:

– Quận cảng Dagang (còn gọi là Cảng Laogang)
– Quận cảng Qianwan (Phía Bắc và Phía Nam của Vịnh Hoàng Đảo- Huangdao Bay)
– Khu vực cảng Dongjiakou (Đông Gia Khẩu)

Chi phí vận tải biển đi Qingdao gồm những gì?

Cước biển quốc tế

Để xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài, cước biển là yếu tố được quan tâm rất nhiều bởi chủ hàng, kể cả người xuất khẩu và nhập khẩu. Đối với các tuyến Hải Phòng-Qingdao, Cát Lái-Qingdao hay Đà Nẵng-Qingdao, cước biển được cấu thành từ các bộ phận sau:

– Ocean Freigth: đây là phần cước được hãng tàu tính toán dựa trên chi phí vận hành

– Surcharges: được hãng tàu cộng thêm vào cước biển tùy thuộc theo biến động của thị trường, hoặc do đặc tính của hàng hóa. Các loại Surcharges phổ biến là Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS), Phụ phí hàng nặng (OWC) hay hàng hóa nguy hiểm (DG charges),…

Thời gian vận tải từ Việt Nam đi Qingdao, Trung Quốc

Một trong yếu tố quyết định đến chất lượng của dịch vụ vận tải đường biển là thời gian chặng biển (transit time). Việc đảm bảo được thời gian vận chuyển như cam kết là tiêu chí đánh giá đến chất lượng và hiệu quả của nhà cung cấp dịch vụ. Từ các cảng biển của Việt Nam (Cát Lái, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép, Quy Nhơn), thời gian tàu biển chạy tới Qingdao là 7 ngày đối với dịch vụ chạy thẳng (direct service).

Ngoài ra, nếu khách hàng có yêu cầu, chúng tôi có dịch vụ chuyển tải (transshipment) với thời gian vận chuyển dài hơn, từ 10-13 ngày. Việc có nhiều phương án vận chuyển giúp Best logistics đem lại cho khách hàng những lựa chọn khác nhau khi tiến hành giao dịch với đối tác nước ngoài.

Sử dụng C/O form E cho hàng hóa xuất khẩu đi Trung Quốc

Đối với hàng hóa xuất khẩu đi Trung Quốc, doanh nghiệp cần xin C/O form E để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt theo thỏa thuận trong hiệp định thương mại giữa Asean và Trung Quốc.  Với hàng hóa xuất sang cảng Qingdao, nhà xuất khẩu cần thực hiện các bước xin C/O nhanh bởi thời gian tàu chạy rất nhanh, chỉ khoảng 1 tuần.

1. Một bộ hồ sơ xin C/O form E bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn

2. Quy trình xin cấp C/O form E:

Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website

Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO

Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

Thời gian có được CO form D bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.

Đọc Thêm:

https://bestlogistics.vn/

https://indochinapost.com/gioi-thieu-ve-indochinapost/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *