Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo

Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo 

Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo

Ngày nay, bột sữa béo là một trong những nguyên liệu phổ biến trong pha chế và làm bánh. Loại nguyên liệu này có rất nhiều ứng dụng, như trong pha chế trà sữa, làm kem, hay các món ăn khác. Hầu hết bột sữa béo được nhập khẩu từ nước ngoài như Đài Loan, Malaysia, Đức, Indonesia, Thái Lan, Nga, New Zealand, Pháp,…

Vậy làm thế nào để nhập khẩu và phân phối mặt hàng này tại thị trương Việt Nam?

Thủ tục nhập khẩu cần lưu ý những gì?

Thuế và HS code áp dụng cho mặt hàng này như nào?

Đối với mặt hàng sữa bột béo, ngoài thủ tục hải quan như hàng hóa thông thường, doanh nghiệp cần làm tự công bố sản phẩm trước khi hàng về. Sau đó cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng (An toàn thực phẩm) và kiểm dịch động vật. Best logistics xin chia sẽ kinh nghiệm nhập khẩu sữa bột béo qua bài viết sau đây.

Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo 
Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo 

HS code áp dụng cho bột sữa béo nhập khẩu

Bột sữa béo khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ được phân loại dựa theo hàm lượng chất béo tính trên khối lượng: trên 1.5% và dưới 1.5%:

– Đối với bột sữa béo có hàm lượng chất béo dưới 1.5%, hàng hóa sẽ được áp vào một trong các HS code sau: 04021041; 04021042; 04021049; 04021091; 04021092; 04021099, dựa vào quy cách đóng gói

– Đối với bọt sữa béo có hàm lượng chất béo trên 1.5%, hàng háo sẽ được áp vào một trong các HS code sau: 04022120; 04022130; 04022190; 04022920; 04022930; 04022990, dựa vào quy cách đóng gói.

Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo 
Thủ tục và thuế nhập khẩu bột sữa béo 

Nhập khẩu bột sữa béo cần chuẩn bị những điều kiện gì?

Như đã đề cập ở trên, có 2 thủ tục mà chủ hàng cần lưu ý khi nhập khẩu bột sữa béo là Tự công bố sản phẩm và kiểm dịch động vật. Các bước thực hiện và hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

1. Tự công bố sản phẩm sữa bột béo

Tự công bố chất lượng là thủ tục bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Tự công bố phải được thực hiện trước khi nhập khẩu hàng hóa. Có một số lưu ý đối với việc tự công bố bột sữa béo nhập khẩu như sau:

Hồ sơ pháp lý

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp;
– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
– Nhãn chính của sản phẩm bột sữa béo nhập khẩu (nếu có)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; – Ban Quản lý An toàn thực phẩm/Cục An toàn thực phẩm của Tỉnh, Thành phố

Bước 2: Tiếp nhân hồ sơ và trả kết quả

Bước 3: Trong thời hạn 05 – 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm; cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đăng tải hồ sơ lên website.

Bước 4: Kết quả được tự công bố trên website

2. Thủ tục kiểm dịch động vật

Hiện nay, việc đăng kí và khai báo kiểm dịch động vật đều được tiền hành online tại Hệ thống một cửa quốc gia. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Đăng kí kiểm dịch động vật

Bước này cần thực hiện trước khi đưa hàng về. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Đơn đăng kí kiểm dịch (theo mẫu): 1 bản scan
– HACCP của nhà sản xuất: 1 bản scan
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (nếu có): 1 bản scan
– Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có)

Sau khi Cục thú ý có phản hồi về việc đồng ý cho nhập khẩu và kiểm dịch bột sữa béo, doanh nghiệp tiến hành đưa hàng về và chuyển sang bước 2.

Bước 2: Khai báo online trên hệ thống một cửa quốc gia

– Vận đơn (Bill of Lading) và Invoice của lô hàng
– Giấy kiểm dịch của bên xuất khẩu (Veterinary Certificate)
– Chứng nhận mã nhà sản xuất, …(đính kẻm bản scan)

Bước 3: Nộp hồ sơ gốc tại chi cục kiểm dịch động vật

Sau khi đăng kí trên hệ thống một cửa, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giấy nộp tại Chi cục kiểm dịch động vật:

– In đơn khai báo từ hệ thống 1 cửa, ký đóng dấu
– Vận đơn, Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
– Giấy kiểm dịch của bên xuất khẩu (Veterinary Certificate ): bản gốc
– Văn bản đồng ý kiểm dịch của Cục thú y: in từ hệ thống một cửa
– Giấy báo hàng đến

Bước 4: Lấy mẫu và cấp chứng thư kiểm dịch

Bước 5: Đăng kí kiểm tra chất lượng

Khi có giấy báo hàng về, song song với việc đăng kí và khai báo kiểm dịch động vật, doanh nghiệp phải đăng kí kiểm tra nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thường được thực hiện bởi 1 bên thứ ba do Cơ quan nhà nước chỉ định: Quatest 1, Vinacontrol,…

Khai báo hải quan mặt hàng sữa béo nhập khẩu

Trình tự khai báo và thông quan hàng hóa như sau:

Bước 1: Khai truyền hải quan trên hệ thống hải quan VNACSS/VCIS

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hải quan. Bao gồm:Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; Hóa đơn thương mại (1 bản); Vận tải đơn (1 bản); Giấy chứng nhận kiểm dịch (1 bản); Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước (1 bản); Giấy tiếp nhận đăng ký bản tự công bố sản phẩm (1 bản)

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai tại cửa khẩu:

– Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước

– Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan

– Luồng đỏ: kiểm hóa thực tế hàng hóa

Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai đã thông quan và mã vạch đủ điều kiện qua khu vực giám sát. Sau đó lấy hàng đưa về bảo quản.

Đọc thêm:

https://bestlogistics.vn/

https://indochinapost.com/gioi-thieu-ve-indochinapost/

https://indochinapost.com/chuyen-phat-nhanh-hang-hoa-chuyen-tuyen-di-han-quoc/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *