Sự tăng trưởng không ngừng của thương mại điện tử

Sự tăng trưởng không ngừng của thương mại điện tử

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất…
Những nhận định này được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam- EBI 2023 vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố.
Sự tăng trưởng không ngừng của thương mại điện tử
Sự tăng trưởng không ngừng của thương mại điện tử

Thương mại điện tử tăng trưởng trên 25%

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 GDP nước ta tăng 8,0%. Trong đó, khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 10,0%. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao như: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,2%; ngành vận tải kho bãi tăng 12,0%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,6%…
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 ước đạt 5.680 nghìn tỷ đồng với mức tăng trưởng 19,8%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6%.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính năm 2022 quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý 1 và có thể đến hết năm 2023. Trong khó khăn đó, thương mại điện tử của quý 1 tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.
Như vậy, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất. Tuy nhiên, khi so sánh mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với Trung Quốc thì các tỷ lệ trên còn rất thấp. Năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021.
Điều này cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam dù phát triển với tốc độ cao nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn, các chuyên gia nhận xét.

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội lên ngôi

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 và quý 1/2023. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội.
Ngoài ra, số lượng lao động trong doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook Messenger cũng liên tục tăng qua từng năm.
Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử. Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này đang tạo sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước.
Hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng ổn định. Kết quả khảo sát của Vecom cho thấy, năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh website, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng ứng dụng di động phục vụ kinh doanh cũng tăng đều qua các năm. Trong số 3 ứng dụng di động thì có 2 ứng dụng hỗ trợ đầy đủ hoạt động mua sắm của khách hàng.

TMĐT đóng vai trò gì trong sự phát triển của dịch vụ Fulfillment?

Với mức tăng trưởng của thương mại điện tử, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng chỉ ra rằng các dịch vụ hậu cần cho TMĐT như lưu kho, vận chuyển, đặc biệt là dịch vụ Fulfillment sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất.

TMĐT đóng vai trò gì trong sự phát triển của dịch vụ Fulfillment?
TMĐT đóng vai trò gì trong sự phát triển của dịch vụ Fulfillment?

TMĐT phát triển, kéo theo nhu cầu chuyển đổi mô hình bán hàng đa kênh (OmniChannel) của đại đa số các đơn vị kinh doanh truyền thống diễn ra nhanh chóng. Với mong muốn nâng cao sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ, đảm bảo sự kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng chặt chẽ và gần gũi hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng về việc xử lý và hoàn tất đơn hàng, dịch vụ Fulfillment cũng từ đó có những bước tăng trưởng đáng kinh ngạc và ngày càng trở nên phổ biến.

Xem thêm:

Các tiêu chí để lựa chọn điều kiện Incoterms

Chuyển hàng từ Đài Bắc, Đài Loan về Việt Nam

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *