Ngành Logistics Việt Nam năm 2022: Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp logistics 4PL-5PL

Best Logistics là đại diện độc quyền của Dpex- hãng chuyển phát quốc tế chuyên tuyến Châu Á. Ngoài ra, chúng tôi còn là đối tác chiến lược tại Việt Nam của những đơn vị logistics

Theo đó, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho việc phát triển một số doanh nghiệp Logistics mạnh 4PL-5PL nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), năm 2022, ngành Logistics Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực về sự phát triển, tuy nhiên, khó khăn và những nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những xu hướng vận tải sẽ được “quay trở về đúng quỹ đạo” trong năm mới khi dịch bệnh được kiểm soát.

Năm 2021, khối lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam ước tính đạt 1,62 tỷ tấn, giảm 8,7% so với năm 2020.

Xu hướng “đảo chiều”

Theo đó, sự tắc nghẽn của vận tải đường bộ, thiếu hụt container, thiếu chỗ và giá cả “leo thang” của vận tải đường biển cũng như sự tăng trưởng bùng nổ của vận tải hàng không sẽ dần được giải quyết, các phương thức vận tải sẽ quay về đúng giá trị khi dịch bệnh Covid-19 dần được khống chế trong năm 2022.

Dẫn lời Báo cáo Đánh giá Cạnh tranh của OECD đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ở Brunei Darulam vào ngày 9/9/2021 mới đây, VLA cho biết, thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính đạt 61,83 tỷ USD, và chiếm 3,5% dân số có việc làm.

Chi phí Logistics so sánh với GDP của Việt Nam đang ở mức 16,80% so với bình quân thế giới là 10,70%. Tính trong ASEAN, Việt Nam cao hơn các nước Singapore đang ở mức 8,50%, Malaysia 13,00% và Thái Lan là 15,50%.

Nói đến gót chân Achilles của ngành logistics không thể bỏ qua vấn đề công nghệ hay chuyển đổi số. Một ngành kinh tế chủ chốt như logistics nhưng đáng buồn khi có đến trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nguồn lực hạn chế nên công nghệ logistics đối với những doanh nghiệp này là xa vời. Logistics hiện đại đã phát triển đến loại hình 4PL và 5PL, trong đó công nghệ là yếu tố then chốt, hàng đầu nhưng số lượng doanh nghiệp Việt Nam ở loại hình này có thể đếm trên đầu ngón tay – TS Võ Duy Nghi, Giảng viên Viện quản trị kinh doanh FSB, Đại học FPT

Trong khi đó, tính chung cả năm 2021, khối lượng vận chuyển hàng hóa của nước ta ước tính đạt 1,62 tỷ tấn, giảm 8,7% so với năm 2020. Luân chuyển đạt 333,4 tỷ tấn.km, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay vận chuyển hàng hóa trong nước chiếm tỷ trọng chính khoảng 98,81%, trong khi vận tải ngoài nước chỉ chiếm 1,19%.

Trong năm 2021, vận chuyển bằng đường sắt, đường biển và đường hàng không tăng lần lượt là 8,5%, 3,3% và 4,2%. Ngược lại vận chuyển bằng đường thủy nội địa giảm 6,4%, còn vận chuyển bằng đường bộ giảm 10,1%.

Đáng lưu ý, do đại dịch Covid, vận tải biển gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân công, sự tắc nghẽn tại các cảng biển, thiều container rỗng… dẫn đến giá cước tăng vô kiềm tỏa, cho nên vận tải hàng không được hưởng lợi từ nguồn hàng đường biển chuyển sang hàng không.Tỷ trọng các phương thức vận tải trong năm 2021, đường bộ vẫn chiếm tới 74,91% tổng lượng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam, đứng thứ hai là đường thủy nội địa chiếm 19,47%, đường biển chiếm 5,25%, đường sắt 0,35% và đường hàng không 0,02%.

Chính điều này tạo nên sự bùng nổ về thị trường vận tải hàng không từ đầu năm 2021 đến nay, dẫn đến sự tăng trưởng hàng quốc tế tại Việt Nam tới 20% so với năm 2020 và tăng 19% so với năm 2019, khi chưa có đại dịch Covid.

“Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận xu hướng vận chuyển hàng không năm 2022, chưa có gì đảm bảo chắc chắn rằng sẽ tiếp tục có đà tăng trưởng như trên. Khi đại dịch Covid-19 đã được cơ bản khống chế, vận tải biển lại quay về đúng giá trị là vận chuyển hàng may mặc theo kế hoạch. Vận tải hàng không lúc này sẽ phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm điện tử xuất khẩu, trong khi các dự án sản xuất hàng điện tử mới vẫn đang trong giai đoạn khởi động”, VLA lưu ý.

Về triển vọng phát triển của ngành trong năm 2022, VLA đánh giá, triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo đà mạnh mẽ cho ngành dịch vụ logistics phát triển dựa trên các yếu tố, một là, kinh tế thế giới và Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chính sách kích thích tăng trưởng. Nghị quyết 128/NQ-CP về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm sóat hiệu quả dịch Covid-19” đang là động lực cho kinh tế khôi phục và phát triển bền vững.

Theo khảo sát của VLA, hiện nay có khoảng hơn 4.000 DN kinh doanh dịch vụ logistics quốc tế và nội địa, với khoảng 97% là DN vừa và nhỏ (SME).

Theo khảo sát của VLA, hiện nay có khoảng hơn 4.000 DN kinh doanh dịch vụ logistics quốc tế và nội địa, với khoảng 97% là DN vừa và nhỏ (SME).

Hai là, Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tận dụng 15 FTA đang thực hiện, nhất là CPTTP, EVFTA và RCEP, thúc đẩy sự tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức cao cùng với dòng vốn đầu tư FDI khôi phục ngoạn mục. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế.

Ba là, hoạt động chuyển đổi số đang tiến triển mạnh mẽ. Việt Nam là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á. Qua đó tạo điều kiện cho e-logistics phát triển.

Bốn là, Logistics “xanh” sẽ dẫn dắt sự chuyển đổi của các chuỗi cung ứng. Những ưu tiên trong lĩnh vực logistics sẽ được cụ thể hóa bởi sử dụng xe điện và năng lượng mặt trời, bao bì sinh học tự phân hủy, nhà kho thân thiện với môi trường và giảm thiểu phát thải carbon. Quy hoạch chuỗi cung ứng thông minh thân thiện với môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng.

 

Tám đề xuất phát triển

Đặc biệt, đề xuất về những giải pháp tận dụng những thời cơ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn của năm 2022, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đưa ra 8 khuyến nghị để phát triển ngành logistics “vì một Việt Nam hùng cường 2045”.

Cụ thể, thứ nhất, phát triển kết cấu hạ tầng logistics, VLA đánh giá hệ thống hạ tầng logistics hiện nay chưa đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics, nhất là vận tải đa phương thức.

“Do đó, đề nghị Chính phủ tập trung phát triển hệ thống đường cao tốc gia như Quy hoạch phát triển đến năm 2030 đạt 5000km. Trước hết là tuyến Bắc Nam, các tuyến nối Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối với các cảng biển nước sâu”, VLA khuyến nghị.

Thứ hai, cần sớm tiến hành điều chỉnh bổ sung Luật Thương mại 2005 để có các quy định mới phù hợp với tình hình hiện nay của hoạt động logistics. Trong đó, cần quy định lại về nội dung, định nghĩa về dịch vụ logistics, quy định rõ về quản lý nhà nước về logistics và các điều khoản trong Luật cho phù hợp, đưa thêm các nội dung liên quan như thương mại điện tử, logistics điện tử, logistics xanh, các trung tâm dịch vụ logistics…

“Dịch vụ logistics phát triển đòi hỏi phải hình thành các trung tâm dịch vụ logistics, nhưng các quy định về phát triển trung tâm logistics chưa theo kịp, thông tư cũ đã hết hiệu lực nhưng Bộ Công Thương chưa có quy định quản lý mới phù hợp. Do đó hiện nay, các doanh nghiệp LSP phải sử dụng hình thức ICD kết hợp để lách luật…”, VLA nêu thực tế.

Thứ ba, cần có sự hợp tác hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý nhà nước của các Bộ, ngành liên quan, để thực hiện các yêu cầu về phát triển dịch vụ logistics, tránh có hoạt động chồng chéo, có hoạt động không ai quản lý, nguồn kinh phí dành phát triển không được phân bổ phù hợp, đầy đủ, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nươc về logistics để kết nối chung.

VLA đề nghị bổ sung các quy định về thương mại điện tử, logistics điện tử, logistics xanh, trung tâm dịch vụ logistics…

Thứ tư, đề nghị Ủy Ban 1899 cần hoạt động tích cực và có hiệu quả trong việc quản lý và phát triển dịch vụ logistics theo chức năng của Ủy Ban. Bởi theo VLA, hiện nay, quản lý nhà nước về vận tải và logistics thiếu một vai trò chỉ huy liên ngành.

Thứ năm, để công tác quản lý nhà nước trước việc hãng vận chuyển container nước ngoài tăng cước phí vận tải đường biển và phụ phí ngoài cước được thực hiện một cách căn cơ, VLA đề nghị cần làm ngày việc củng cố Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam đủ mạnh để đại diện cho chủ hàng Việt Nam trong việc đối trọng với các hãng vận chuyển container nước ngoài về việc lưu cước, giá cước và tăng phụ phí.

Đồng thời xem xét một cách nghiêm chỉnh việc các hãng vận chuyển nước ngoài có vi phạm Luật cạnh tranh năm 2018 hay không? Đặc biệt, cần phát triển đội tàu vận tải biển container quốc gia. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 146/2016 về niêm yêt giá và phụ phí ngoài gia cước đường biển cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Thứ sáu, triển khai việc xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035 tầm nhìn đến năm 2045. Khẩn trương xây dựng Quy hoạch logistics vùng kinh tế trọng điểm, kết nối hạ tầng và hoạt động logisistics.

Thứ bảy, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho việc phát triển một số doanh nghiệp Logistics mạnh 4PL-5PL nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics trong thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế, góp phần giảm chi phí logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ tám, chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo trong ngành dịch vụ logistics. Theo đó, VLA đề nghị Chính phủ chỉ đạo sát sao các cơ quan nhà nước liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics để xây dựng nền tảng số thích hợp và đào tạo nguồn nhân lực số vì hiện nay khoảng 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kiến thức, nguồn nhân lực sử dụng và nguồn tài chính.

Đọc thêm:

https://bestlogistics.vn/chuyen-phat-nhanh-do-dung-ca-nhan-nhanh-chong/

https://bestlogistics.vn/van-chuyen-cac-loai-thuc-pham-kho-tom-muc-ca-va-thuc-pham-kho-sang-my/

https://bestlogistics.vn/dich-vu-chuyen-phat-nhanh-ho-chi-minh-di-ha-noi-nhanh-chong-tiet-kiem/

https://bestlogistics.vn/top-10-hang-tau-lon-nhat-tren-the-gioi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *