Mã loại hình nhập khẩu

Mã loại hình nhập khẩu

Mã loại hình là phần nội dung quan trọng khi làm tờ khai, nó sẽ quyết định rất nhiều đến những nội dung khác trên tờ khai nên việc xác định mã loại hình là điều bắt buộc khi bạn truyền tờ khai trên phần mềm VNACCS-ECUS.

Để thực hiện thống nhất việc khai báo đối với chỉ tiêu mã loại hình trên Hệ thống VNACCS cũng như mã loại hình xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục khai trên tờ khai hải quan giấy khi triển khai thực hiện theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư 39/2018/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT_BTC của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng.

Trên tờ khai hải quan, ngay phần đầu tiên xuất hiện mục mã loại hình, với những lô hàng xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường (A11  hay B11) thì có lẽ khá đơn giản. Nhưng khi gặp những loại hình khác, nếu không tra cứu cẩn thận, bạn rất có thể bị nhầm lẫn, dẫn đến phải hủy hoặc truyền sửa tờ khai hải quan.

mã loại hình nhập khẩu

Danh sách mã loại hình nhập khẩu

A11:

Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu) Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập;

 

A12:

Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu) Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ.

A21:

Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.

A31:

Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại Sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX.

A41:

Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).

A42:

Chuyển tiêu thụ nội địa khác Sử dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21

E11:

Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX.

E13:

Nhập tạo tài sản cố định của DNCX Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác).

E15:

Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa.

 

E21:

Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX.

E23:

Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ.

E31:

Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài

E33:

Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.

E41:

Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập lại sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản  phẩm thuê DNCX gia công)

G11:

Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất

G12:

Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp:

– Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;

– Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;

– Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.

G13:

Tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp:

– Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;

– Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng  tham dự hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;  máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.

G14:

Tạm nhập khác Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.

G51:

Tái nhập hàng đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…)

C11:

Hàng gửi kho ngoại quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan

C21:

Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

H11:

Hàng nhập khẩu khác Bao gồm hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế).

 

XEM THÊM:

Khai hải quan tại sân bay quốc tế Nội Bài
Vận chuyển đường hàng không hàng hóa nội địa
C/O là gì? Những điều cần biết về C/O?

One thought on “Mã loại hình nhập khẩu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *