Chi phí lưu kho là gì? Cách cắt giảm chi phí lưu kho

Chi phí lưu kho là gì? Cách cắt giảm chi phí lưu kho hiểu quả?

Lưu kho là một gtrong những cách thức phổ biến giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Vậy cách tính chi phí lưu kho như thế nào?

Làm thế nào để giảm thiếu chi phí lưu kho?

Cùng Best Logistics tìm hiểu nhé!

Cách cắt giảm chi phí lưu kho hiểu quả?
Cách cắt giảm chi phí lưu kho hiểu quả?

Chi phí lưu kho là gì?

Phí lưu kho là chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ và bảo quản hàng hóa tại kho trong một khoảng thời gian nhất định. Phí này có thể cố định theo từng tháng hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp tại từng thời điểm.

Chi phí lưu kho có thể là khoản phí trực tiếp hoặc gián tiếp mà doanh nghiệp phải chi cho việc lưu kho hàng hóa. Nó bao gồm tất cả các loại chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng chưa được bán trong kho và được tính như một phần của tổng chi phí hàng tồn kho trong một chuỗi cung ứng. Chi phí này bao gồm: chi phí kho bãi, thiết bị, bảo hiểm, chi phí nhân công, chi phí hư hỏng, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, thuế,…

Cách tính chi phí lưu kho

Chi phí lưu kho hay chi phí lưu giữ hàng tồn kho được tính toán dựa trên 4 loại phí đã được đề cập đến ở phần trên, bao gồm: chi phí vốn, chi phí dịch vụ, chi phí rủi ro và chi phí không gian lưu trữ.

Công thức tính tổng chi phí lưu kho như sau:

Chi phí lưu kho = chi phí vốn + chi phí dịch vụ + chi phí rủi ro + chi phí mặt bằng

Từ chi phí lưu kho, chúng ta có thể tính ra được tổng chi phí liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho bằng cách chia tổng chi phí lưu kho cho tổng giá trị hàng tồn kho rồi nhân với 100 để có được tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị hàng tồn kho. Công thức tính cụ thể như sau:

Chi phí quản lý hàng tồn kho = chi phí lưu giữ hàng tồn kho / tổng giá trị hàng tồn kho x 100

Lưu ý: Tổng giá trị hàng tồn kho sẽ bằng tổng chi phí hàng tồn kho nhân với số lượng mặt hàng có sẵn và nó chỉ tính theo chi phí nội bộ chứ không thể hiện giá trị thị trường của hàng tồn kho.

Ví dụ, một nhà cung cấp kem có phí lưu giữ hàng tồn kho gồm:

  • Chi phí vốn: 10.000$ cho nguyên liệu sữa và các chi phí liên quan
  • Chi phí dịch vụ: 3.000$ cho bảo hiểm thiết bị làm lạnh, chi phí tài chính, phí phần mềm quản lý kho
  • Chi phí rủi ro: 1.000$ cho rủi ro kem bị hỏng hoặc tan chảy
  • Chi phí không gian lưu trữ: 4.000$ để thuê không gian giữ kem đông lạnh

Như vậy, chi phí lưu kho của nhà cung cấp kem này là:

Chi phí lưu kho = 10.000$ + 3.000$ + 1.000$ +  4.000$ = 18.000$.

Giả sử tổng giá trị hàng tồn kho của kem hiện tại là 120.000$ thì chi phí quản lý hàng tồn kho sẽ là:

Chi phí quản lý hàng tồn kho = 18.000 USD / 120.000 x 100 = 15%

Dựa trên tính toán này, chúng ta có thể thấy rằng nhà cung cấp kem có chi phí quản lý hàng tồn kho là 15% giá trị hàng tồn kho.

3 cách giảm chi phí lưu kho hiệu quả

Đẩy nhanh thời gian luân chuyển hàng tồn kho

Đẩy mạnh lượng hàng bán ra là một phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cho việc lưu kho, vì điều này sẽ rút ngắn thời gian tồn kho của hàng hóa.

Chúng ta có thể tính tỷ lệ lượng hàng hóa bán ra theo công thức sau:

Tỷ lệ lượng hàng đã bán = (# đơn vị đã bán trong kỳ / # đơn vị nhận được vào đầu kỳ) x 100

Dựa vào công thức này, người quản lý có thể xem xét hiệu suất của tất cả sản phẩm hàng tháng để biết tỷ lệ bán ra của chúng có đạt mong đợi hay không, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Đẩy nhanh thời gian luân chuyển hàng tồn kho
Đẩy nhanh thời gian luân chuyển hàng tồn kho

Các dự báo chính xác về hiệu suất bán ra của hàng hóa, xu hướng thị trường sẽ góp phần cải thiện tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho, giảm thiểu lượng hàng dư thừa đang chiếm chỗ trong kho và bị giảm giá trị.

Khi doanh nghiệp nhận thấy lượng hàng trong kho đang được tiêu thụ quá chậm thì có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi để giải quyết vấn đề lưu kho lâu. Bằng cách này, công ty có thể giảm chi phí lưu giữ và bán các mặt hàng với giá trị cao nhất.

Giảm thiểu hàng tồn kho

Trong quá trình lưu kho, doanh nghiệp thường gặp phải tình trạng nhiều mã hàng thì tồn lại quá nhiều, trong khi nhiều mã lại không có hàng. Để cải thiện vấn đề này, người quản lý nên theo dõi một loạt các chỉ số hiệu suất chính (KPI) của hàng tồn kho để đánh giá từng đơn vị lưu kho SKU. Điều này giúp chúng ta xác định xem SKU có xứng đáng có một vị trí trong cửa hàng hoặc nhà kho hay không, sau đó giúp quyết định số lượng thích hợp để giữ lại.

Xem thêm:

Fulfillment và các hình thức, quy trình đặc trưng

Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *