Các phụ phí cơ bản cho một lô hàng xuất nhập khẩu

Cảnh báo lạm phát mới từ chuỗi cung ứng

Các phụ phí cơ bản cho một lô hàng xuất nhập khẩu

  •  Phí THC (Terminal Handling Charge)

Các phụ phí cơ bản cho một lô hàng xuất nhập khẩu
Các phụ phí cơ bản cho một lô hàng xuất nhập khẩu

THC (Terminal Handling Charge) trong tiếng Việt là phụ phí xếp dỡ tại cảng. THC là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng.

 Tại sao hãng tàu hoặc forwarder lại thu phí THC thu khi bạn xuất nhập khẩu 1 lô hàng?

– Bản chất là cảng thu hãng tàu/ forwarder phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

– Tăng tính minh bạch của các khoản phí vận tải, theo đó đó chủ hàng có thể biết được họ phải trả bao nhiêu cho hãng tàu và bao nhiêu cho việc làm hàng tại cảng xếp và cảng dỡ.

– Bảo vệ các hãng tàu tránh được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ, vì chi phí xếp dỡ tại cảng do các công ty khai thác cảng tính thường được trả bằng tiền địa phương, trong khi cước biển được tính theo đồng đô la Mỹ.

  • Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

  • Phí Handling (Handling fee)

Phí này là do các công ty Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

  •  Phí D/O (Delivery Order fee)

Phí D/O (Delivery Order fee)
Phí D/O (Delivery Order fee)

Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.

  • Phí chứng từ (Documentation fee)

Khi shipper hay consignee nhờ forwarder làm packing list, commercial invoice hay sales contract…thì họ thu phí gọi là phí chứng từ.

  •  Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee)

Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không).

  •  Phí CFS (Container Freight Station fee)

 Phí CFS (Container Freight Station fee)
 Phí CFS (Container Freight Station fee)

Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

  • Phí kẹt cảng / phí tắc nghẽn cảng / thu hộ phí PCS = Port Congestion Surcharge – PCS

Là phí phát sinh mang tính thời vụ, khi có khả năng xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng (khiến chi phí lưu bãi tăng thêm quá lớn, hoặc tàu nhập hàng về phải đậu chờ đến 2-3 ngày mới giải tỏa được container). Một số hãng tàu và đại lý lợi dụng điều đó để tranh thủ thu phí tắc nghẽn cảng, cho dù nguyên nhân tắc nghẽn không phải do cảng mà là do ùn tắc giao thông đường bộ kết nối cảng…

Liên hệ ngay với Best Logistics để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Đọc thêm: Các giấy tờ cần thiết để xuất một lô hàng đi nước ngoài

Đọc thêm: Dịch vụ gửi thực phẩm khô cho du học sinh Châu Âu, sách vở, hải sản khô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *