Lưu kho là gì? Cách tính chi phí lưu kho
Lưu kho là một trong những loại hình dịch vụ phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ lưu kho là gì, ưu nhược điểm của các hình thức này cũng như cách tính chi phí lưu kho phù hợp. Tất tần tật các thông tin trên đây sẽ được Best Logistics giải đáp qua bài viết!
Lưu kho là gì?
Lưu kho là hình thức doanh nghiệp sử dụng một không gian riêng biệt để lưu trữ hàng hóa và nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đầu tư một kho hàng riêng và tự thực hiện các hoạt động vận chuyển, phân loại, sắp xếp và bảo quản hàng hóa. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ lưu kho uy tín trên thị trường. Lúc này, đơn vị cho thuê kho sẽ thay doanh nghiệp thực hiện mọi công đoạn từ vận chuyển, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản hàng hóa.
Vì sao doanh nghiệp cần đến dịch vụ lưu trữ hàng hóa?
- Chủ động hơn trong công tác quản lý hàng hóa
- Đảm bảo tính liên tục, cung ứng kịp thời cho sản xuất
- Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
- Đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa
Cách tính chi phí lưu kho
Cách tính chi phí được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm khi muốn sử dụng dịch vụ. Dưới đây, Best Logistics sẽ tổng hợp đến bạn 5 cách tính chi phí lưu kho được áp dụng phổ biến hiện nay:
Tính chi phí dựa trên Pallet
Cách tính chi phí lưu kho dựa trên Pallet là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Hàng hóa sẽ được đóng gói chắc chắn và đặt gọn trên pallet. Sau đó, đơn vị dịch vụ cho thuê sẽ tính phí tương ứng với số pallet chứa hàng. Đối với hình thức này, hàng hóa bắt buộc phải được đóng gói với kích thước đồng nhất để thuận tiện cho việc xếp hàng lên pallet.
Ưu điểm của cách tính phí theo pallet là hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, tính chi phí lưu kho đơn giản và nhanh chóng. Sử dụng bao nhiêu pallet thì tính phí bấy nhiêu tương ứng. Việc sử dụng pallet cũng thuận tiện hơn cho việc nâng dỡ hàng bằng xe nâng.
Tính chi phí dựa vào thể tích
Cách tính phí cũng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đó chính là dựa vào thể tích lưu trữ. Thể tích là phần không gian mà hàng hóa chiếm dụng trong kho lưu trữ, được tính bằng: chiều dài x chiều rộng x chiều cao. Với cách này, hàng hóa sẽ được đặt lên các kệ tiêu chuẩn 5m2, 10m2, 15m2, 20m2,… tùy theo nhu cầu lưu kho. Không chỉ giúp lưu trữ hàng hóa tiết kiệm không gian mà còn vừa tiết kiệm được đáng kể chi phí. Để tính phí lưu trữ hàng hóa, bạn cần lấy số m3 nhân với đơn giá thuê trên 1m3.
Tính chi phí dựa vào diện tích
Cách tính phí lưu trữ hàng hóa dựa trên diện tích thường được áp dụng cho những loại hàng hóa nặng, cồng kềnh và không thể xếp chồng lên nhau. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thuê không gian lưu kho theo diện tích mặt sàn (dài x rộng). Đơn vị cho thuê sẽ tính giá dựa trên diện tích đã thuê (m2).
Cách tính phí này cho phép bạn tùy ý sắp xếp, lưu trữ hàng hóa theo ý muốn. Tuy nhiên, chi phí thuê kho sẽ đắt hơn nhiều so với các hình thức khác.
Chi phí lưu kho tự quản
Kho tự quản là hình thức cho thuê không gian kho lưu trữ riêng, có vách ngăn và ổ khóa an toàn được cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Với hình thức này, bên thuê kho sẽ có thể chủ động trong việc vận chuyển, sắp xếp, xuất/nhập hàng hóa trong kho. Song chi phí lưu kho tự quản lại thấp hơn so với thuê kho theo diện tích, bởi khách hàng có thể chọn được diện tích kho phù hợp với nhu cầu.
Những lưu ý quan trọng khi lưu kho hàng hóa
Như vậy, Best Logistics đã giúp bạn hiểu hơn lưu kho là gì cũng như cách tính chi phí lưu trữ hàng hóa phổ biến. Nếu bạn đang có ý định sử dụng dịch vụ lưu kho, bên cạnh những thông tin kể trên, bạn cũng cần nắm rõ một vài định nghĩa quan trọng sau đây:
- Hàng hóa lưu kho: là hàng hóa được lưu trữ và bảo quản trong kho, không kể đến các loại hàng hóa trả lại hoặc hàng hóa đặc biệt theo thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên thuê.
- Thời điểm nhập kho: là thời điểm hàng hóa được bên thuê bàn giao cho đơn vị dịch vụ tại kho hàng lưu trữ, có xác nhận từ phía đơn vị cung cấp là đã nhận đủ hàng.
- Thời hạn lưu kho: là tổng số ngày bên thuê được phép lưu kho hàng hóa tính từ thời điểm nhập kho đến ngày kết thúc thời hạn theo thỏa thuận.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Best Logistics, bạn đã hiểu rõ lưu kho là gì, lợi ích khi sử dụng dịch vụ thuê kho cũng như cách phân loại và tính chi phí phù hợp. Những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả lưu trữ và quản lý hàng hóa, đáp ứng tính liên tục của hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Xem thêm:
Thương mại điện tử và sự tăng trưởng của dịch vụ Fulfillment
Quy cách đóng gói hàng hóa vận chuyển