Từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng, từng loại vaccine cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Cách bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì chất lượng vaccine sẽ không đảm bảo. Dẫn đến khả năng sinh kháng thể để phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến.
Chính vì vậy, các cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về bảo quản vaccine.
1. Vai trò của lưu trữ và vận chuyển vaccine
Lưu trữ và vận chuyển vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỷ lệ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả của vaccine. Vaccine không được lưu trữ và vận chuyển đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Giảm hiệu lực, giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine
- Lãng phí số tiền lớn cho các loại vaccine đã không được lưu trữ, vận chuyển đúng cách
- Làm mất niềm tin của người nhận vaccine
- Vaccine cần được lưu trữ và bảo quản tốt mới cho ra kết quả tiêm chủng tốt.
2. Bảo quản vaccine ở nhiệt độ lạnh
Vaccine cần được lưu trữ và bảo quản đúng cách từ khi sản xuất đến khi sử dụng. Đảm bảo chất lượng vắc xin và duy trì chuỗi nhiệt độ lạnh là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, trung tâm tiêm chủng và nhân viên y tế. Dây chuyền lạnh bảo quản vaccine bao gồm toàn bộ quy trình các thiết bị và quy trình được sử dụng để vận chuyển, lưu trữ và xử lý vaccine từ khâu sản xuất đến khi được sử dụng. Bằng những bước bảo quản đơn giản trong lưu trữ và vận chuyển vaccine, nhà cung cấp có thể đảm bảo rằng người nhận đã được tiêm vaccine an toàn.
Nhiệt độ bảo quản vắc xin được khuyến nghị là:
- Tủ đông: Trong khoảng từ -58 ° F đến + 5 ° F (giữa -50 ° C đến -15 ° C)
- Tủ lạnh: Trong khoảng từ 35 ° F đến 46 ° F (giữa 2 ° C và 8 ° C)
Trung bình: 40 ° F (5 ° C)
3. Kế hoạch lưu trữ và vận chuyển vaccine
Mỗi trung tâm vaccine nên lưu lại các hoạt động lưu trữ và vận chuyển vắc xin bằng văn bản công việc chi tiết và cập nhật hàng năm. Nội dung lưu trữ và vận chuyển vaccine bao gồm:
- Đặt hàng và xác nhận giao hàng vaccine
- Lưu trữ và xử lý vaccine
- Quản lý hàng tồn kho
- Quản lý vaccine có nguy cơ cao bị giảm chất lượng
- Các cơ sở vaccine cũng nên có kế hoạch lưu trữ và thu hồi vaccine khẩn cấp. Kế hoạch này gồm có việc xây dựng một trung tâm lưu trữ vaccine dự phòng, trong đó phải đảm bảo vị trí thích hợp, có khả năng theo dõi nhiệt độ tốt, duy trì nguồn điện bằng máy phát điện dự phòng. Những địa điểm tiềm năng bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, cơ sở chăm sóc dài hạn, Hội chữ thập đỏ.
Chiếc xe tải đông lạnh có thể cần thiết trong việc vận chuyển một lượng lớn vaccine. Ngoài ra, cần một nguồn cung cấp các vật liệu đóng gói, tủ đông hoặc tủ lạnh di động, hộp đựng, bao bì để vận chuyển một lượng lớn vaccine (ví dụ như vaccine cúm).
Mất điện hoặc thiên tai không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến giảm chất lượng vaccine. Chất lượng vaccine cũng có thể giảm xuống do bị lãng quên trên giá đựng thuốc, bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp. Liên hệ với nhà sản xuất vaccine hoặc cơ sở y tế địa phương để có hướng giải quyết phù hợp với các lọ vaccine nghi ngờ bị giảm chất lượng.
4. Hướng dẫn nhân viên y tế lưu trữ và vận chuyển vaccine
Chỉ định một điều phối viên vắc xin chính chịu trách nhiệm lưu trữ và vận chuyển vắc xin đúng cách tại các cơ sở vaccine. Chỉ định ít nhất thêm một điều phối viên dự phòng (thay thế) trong trường hợp không có điều phối viên chính. Những nhiệm vụ và trách nhiệm mà điều phối viên cần thực hiện bao gồm:
- Đặt mua vaccine
- Giám sát việc tiếp nhận và lưu trữ vaccine
- Sắp xếp vaccine trong (các) đơn vị lưu trữ
- Giám sát nhiệt độ của (các) đơn vị lưu trữ (ít nhất 2 lần/ngày).
- Ghi lại nhiệt độ trên nhật ký
- Kiểm tra chất lượng vaccine hàng ngày tại (các) đơn vị lưu trữ
- Xoay vòng để vaccine gần nhất với ngày hết hạn sẽ được sử dụng trước tiên
- Theo dõi ngày hết hạn và đảm bảo rằng vaccine và chất pha loãng đã hết hạn được loại bỏ khỏi (các) đơn vị lưu trữ và không được dùng cho bệnh nhân
- Xử lý kịp thời với những nguy cơ thay đổi nhiệt độ
- Giám sát vận chuyển vaccine
- Bảo quản tất cả các tài liệu lưu trữ và xử lý vaccine
- Bảo trì thiết bị lưu trữ và hồ sơ bảo trì
- Duy trì tài liệu về chương trình vaccine dành cho trẻ em tại các cơ sở tham gia
- Đảm bảo rằng nhân viên được giao nhiệm vụ đã được đào tạo đầy đủ
- Bác sĩ và các nhân viên y tế mảng lâm sàng cần phối hợp lưu trữ và vận chuyển vaccine đúng cách. Họ cũng cần có hiểu biết rõ ràng về chi phí thay thế vaccine và ý nghĩa lâm sàng của vaccine bị quản lý sai.
5. Vận chuyển vaccine
Trong quá trình vận chuyển, bảo quản vaccine luôn được sắp xếp, bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng như trong thùng lạnh của xe tải lạnh chuyên dụng, phích vaccine, hòm lạnh, tủ lạnh, kho lạnh… được gọi là dây chuyền lạnh bảo quản vaccine.
Kiểm tra nhiệt độ bảo quản vaccine 2 lần mỗi ngày được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ để đảm bảo vaccine luôn được bảo quản ở dải nhiệt độ từ +2 đến +8 độ C.
Mỗi lần vận chuyển sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng vaccine, do đó không nên vận chuyển vaccine thường xuyên mà chỉ nên vận chuyển trong trường hợp cần thiết. Trước mỗi lần vận chuyển, cần chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ, lường trước để đề phòng các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn vaccine. Số lượng vaccine và thời gian vận chuyển phải được giới hạn an toàn (tối đa là 8 giờ). Quy trình vận chuyển vắc xin đạt chuẩn phải đảm bảo:
- Duy trì nhiệt độ lạnh thích hợp cho vaccine
- Không được đặt vaccine ở cốp xe
- Giao trực tiếp vaccine đến cơ sở tiếp nhận
- Vaccine cần được chuyển sang thùng chứa đạt chuẩn
- Thiết bị kiểm tra vaccine được đặt trên xe để kiểm tra vaccine thường xuyên
- Chất pha loãng vắc xin khi vận chuyển cần đảm bảo duy trì nhiệt độ thích hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các chất pha loãng có chứa kháng nguyên (ví dụ, chất pha loãng DTaP-IPV được sử dụng với vaccine đông khô HiB) nên được vận chuyển cùng với vaccine tương ứng ở nhiệt độ tủ lạnh.
- Thông báo cho điều phối viên vaccine khi vắc xin được giao đến.
Kiểm tra giao nhận vaccine gồm có:
- Thùng đựng hàng
- Các thủ tục hành chính
- Nhiệt độ và các chỉ số bảo quản vaccine
- Nếu có lo ngại vắc xin không đảm bảo chất lượng, hãy dán nhãn vaccine không được sử dụng, lưu trữ trong điều kiện thích hợp, tách biệt với các loại vaccine khác. Sau đó, liên hệ với nhà sản xuất để được hướng dẫn xử lý vaccine.
6. Vaccine nên được lưu trữ trong không gian như thế nào?
Thúc đẩy lưu thông không khí tốt xung quanh nơi lưu trữ vaccine bằng cách:
- Đặt trong phòng thông thoáng
- Chừa không gian thoáng ở tất cả các phía và trên trần nhà
- Giữ khoảng cách ít nhất 4 inch giữa vaccine lưu trữ với bức tường
- Giữ khoảng cách ít nhất 1 đến 2 inch giữa vaccine lưu trữ với sàn nhà
Best Logistics sẽ cung cấp cho quý vị những dịch vụ tốt nhất, giá cước phù hợp, hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Liên hệ ngay để được tư vấn, báo giá!!
☎ Hotline/Zalo/Viber/Whatsapp/Line: 0902268618 – 0934581618 – 0795166689
?VP HN: 45A ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
?VP HCM: Số 10 Đồng Nai, P2, Quận Tân Bình, HCM