Để trúng tuyển vào Đại học, ngoài việc chuẩn bị về kiến thức, các thí sinh còn cần trang bị cho mình những hiểu biết về tâm lý, về hình thức thi, quy định về phương thức xét tuyển. Có hai phương thức xét tuyển hiện nay là xét học bạ hoặc xét điểm thi, tuy nhiên, nếu không hiểu biết cụ thể về hai phương thức này, các thí sinh sẽ dễ mất đi cơ hội vào Đại học. Tùy vào sự lựa chọn trường Đại học, tùy khả năng học tập và thi cử của mỗi thí sinh, câu trả lời cho “Nên xét học bạ hay xét điểm thi Đại học?” lại khác nhau. Vậy cùng tìm câu trả lời cụ thể cho chính bạn qua ưu, nhược điểm của hai phương thức xét học bạ và xét điểm thi nhé!
Có nên xét học bạ vào Đại học?
Hiện nay, nhiều trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn tuyển sinh theo hình thức xét học bạ, ngay cả các trường top như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân… Theo đó, người ta sẽ dựa vào trung bình điểm 3 năm THPT hoặc điểm trung bình riêng lớp 12 để xét tuyển. Với hình thức này các học sinh sẽ không quá lo lắng về điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cần chú ý có điểm những năm cấp 3 thật tốt để có thể đảm bảo đủ điều kiện đậu.
Ưu điểm của phương thức xét học bạ
- Giảm áp lực thi cử
- Tăng cơ hội trúng tuyển ĐH (nếu kết quả tốt)
- Thủ tục, hồ sơ xét tuyển đơn giản (thời gian xét tuyển linh động theo các đợt tuyển sinh do trường quy định).
Nhược điểm của phương thức xét học bạ
Đáng chú ý nhất là việc thí sinh đôi khi không chọn được ngành học và trường học như nguyện vọng. Nhiều các ngành yêu cầu cao cấp Đại học chỉ áp dụng xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Do đó nếu chọn xét học bạ, thí sinh không thể nộp hồ sơ vào.
Có nên xét điểm thi tuyển vào Đại học
Một hình thức xét tuyển Đại học khác đó là xét điểm thi. Điểm thi ở đây chính là điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi tham gia vào kỳ thi này điểm số ngoài dùng để xét tốt nghiệp còn xét tuyển sinh Đại học, do đó rất quan trọng. Điểm này sẽ phụ thuộc vào khối ngành cũng như môn thi mà thí sinh lựa chọn.
Ưu điểm của phương thức xét điểm thi
Phương pháp xét điểm thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng có khá nhiều các ưu điểm:
- Có nhiều cơ hội nộp hồ sơ hơn, chọn được ngành nghề mà mình yêu thích.
- Có thời gian để ôn thi, cải thiện khả năng của mình.
Nhược điểm của phương thức xét điểm thi
Nhược điểm duy nhất của phương thức xét điểm thi trong kỳ tuyển sinh Đại học có lẽ là áp lực thi cử. Nhiều thí sinh quá quan trọng điểm số dẫn đến học tập quá độ, ảnh hưởng sức khoẻ và cả kết quả thi. Đôi khi, dù đã cố gắng ôn tập nhưng điểm số vẫn không tốt, khiến việc xét tuyển Đại học càng khó khăn hơn.
Nên lựa chọn xét học bạ hay xét điểm thi để chắc chắn đỗ Đại học?
Với các thông tin trên, chắc hẳn các thí sinh đã phần nào có đáp án cho câu hỏi xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn. Nhìn chung được nhiều các thí sinh lựa chọn nhất hiện nay vẫn là phương pháp xét điểm thi. Tuy nhiên mọi người hoàn toàn có thể ứng tuyển với cả hai hình thức này. Xét điểm thi và học bạ theo quy định là hoàn toàn độc lập, không liên quan đến nhau. Vì vậy, thí sinh có thể cùng lúc nộp hồ sơ theo cả hai hình thức cho các trường và ngành mà mình mong muốn. Thí sinh không chọn phương pháp xét điểm vẫn có thể xét học bạ và ngược lại.
Mặc dù có thể đăng ký cả hai nhưng các thí sinh dựa vào lợi thế của mình để tập trung sâu vào hình thức đó. Xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn phụ thuộc nhiều vào học lực mỗi người. Nếu có học bạ thật chất lượng hoặc còn thời gian để cải thiện điểm trong học bạ của mình thì hãy chọn xét học bạ mà không xét điểm thi. Hãy đảm bảo điểm 3 năm cấp 3 ở mức tốt và đặc biệt là các môn học nằm trong nhóm xét tuyển. Những ai nằm trong nhóm này thì phương pháp xét học bạ là khá phù hợp.
Với trường hợp xét điểm thi, thí sinh phải có năng lực và kiến thức thật sự vững, đặc biệt với các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển sắp tới. Thí sinh phải đảm bảo mình có đủ khả năng để đạt được điểm số bằng hoặc hơn mức điểm chuẩn ngành ở năm gần nhất. Ngoài ra, nếu thi sinh muốn xét tuyển ở các nhóm ngành tiêu chuẩn cao như Y – Dược, Công nghệ Thông tin, Công an, Quân đội, các trường danh tiếng khác thì nên lựa chọn xét điểm thi. Đối với một số trường như Đại học Bách Khoa Hà Nội, còn có thêm một phương thức khác là kỳ thi đánh giá năng lực riêng, cũng được xem là xét điểm thi nhưng không phải trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Nộp học bạ hoặc nộp hồ sơ xét tuyển Đại học như thế nào để “chắc suất”?
Đối với những thí sinh cư trú xa và không tiện đến trường Đại học nơi xét tuyển, việc nộp học bạ hoặc hồ sơ xét tuyển lại trở nên khó khăn. Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, các trường Đại học lại nhận về nhiều confession, lời nhắn đến hỏi về trạng thái hồ sơ của mình. Vì số lượng các thí sinh gửi nộp học bạ/hồ sơ xét tuyển khá lớn nên khó để kiểm soát được trạng thái hồ sơ. Khắc phục rào cản về địa lý đó, Best Logistics cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa. Nhờ đó, các thí sinh cũng yên tâm rằng hồ sơ của mình sẽ được nộp sớm cho trường mà không tốn thêm chi phí đi lại.
Kết luận: vậy lời khuyên cho các thí sinh là lựa chọn phương thức cho phù hợp với mình, để chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển, các thí sinh còn nên lưu tâm vấn đề gửi nộp hồ sơ thi để đến trường một cách nhanh chóng và kịp thời với giá rẻ, ngay tại đây.
Để hiểu rõ thêm về dịch vụ, quý khách hàng vui lòng inbox page hoặc liên hệ tại đây: 0902292112 – 0934562259, Best Logistics sẽ liên lạc và tư vấn cho quý khách!
Xem thêm:
dịch vụ chuyển phát nhanh giấy tờ đi Nhật Bản
dịch vụ chuyển phát nhanh giấy tờ đi Đức
dịch vụ chuyển phát nhanh giấy tờ đi Mỹ
dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
vận chuyển, gửi hành lý cá nhân đi nước ngoài từ Việt Nam