Chứng nhận kiểm dịch thực vật là giấy chứng nhận do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm cấp cho chủ hàng. Mẫu giấy này được dùng để xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vật không có nấm độc, sâu bọ,… có thể gây bệnh cho cây cối trên đường đi hoặc địa điểm đến của hàng hóa.
Mục đích của việc xin cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate
Mục đích của việc xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là:
- Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu.
- Đối với hàng xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Nội dung có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Các thông tin quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
- Tên và địa chỉ người nhận;
- Số lượng và loại bao bì;
- Ký, mã hiệu;
- Nơi sản xuất;
- Phương tiện vận chuyển;
- Cửa nhập khẩu;
- Tên và khối lượng sản phẩm;
- Tên khoa học của thực vật,…
Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Dưới đây là chi tiết về thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
- Bước 1: Chủ vật thể nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật có thể nộp đơn trực tuyến qua cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến) hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch tiến hành tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo đúng quy định.
- Bước 3: Cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm tra vật thể theo trình tự: Kiểm tra sơ bộ => Kiểm tra chi tiết vật thể.
- Bước 4: Nếu vật thể đạt tiêu chuẩn so với quy định thì cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
- Địa chỉ các chi cục kiểm dịchTrên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
- Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm
- Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
- Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình
- ĐịnhVùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà NộiVùng
- 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
- Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng SơnVùng
- 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao CaiVùng
- 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ
Giấy chứng nhận hun trùng là gì?
Fumigation certificate – Giấy chứng nhận hun trùng được cấp đối với những hàng hóa dễ bị côn trùng xâm nhập, làm hư hỏng trong quá trình vận chuyển và thường do Công ty khử trùng cấp. Một số vai trò mà giấy chứng nhận hun trùng mang lại là:
- Để hàng hóa có thể xuất khẩu đi được, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ thì điều quan trọng là phải vượt qua vòng kiểm định chặt chẽ từ nước nhập khẩu. Khi có giấy chứng nhận hun trùng, việc hàng hóa xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.
- Để được thông quan, nhiều loại hàng hóa sẽ được quy định cần có chứng thư hun trùng. Nếu không xuất trình được giấy chứng nhận hun trùng thì hàng hóa sẽ bị buộc phải trả lại về nước xuất khẩu.
Nội dung có trong giấy chứng nhận hun trùng Fumigation Certificate
Một số nội dung chính có trong mẫu chứng nhận hun trùng bao gồm:
- Tên và địa chỉ người gửi hàng;
- Tên và địa chỉ người nhận hàng;
- Các thông tin về hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa, số lượng, kích thước,…
- Nơi hun trùng;
- Ngày hun trùng,…
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hun trùng
Theo quy định, để được cấp chứng nhận hun trùng thì một số chứng từ quan trọng cần có bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
- Phiếu đóng gói (packing list).
- Vận đơn (bill of lading).
Lưu ý:
- Ngày hun trùng phải trước ngày hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển.
- Các thông tin trên giấy chứng nhận hun trùng gốc phải khớp với các thông tin trên vận đơn.
- Chứng nhận hun trùng chỉ phát hành cho tổ chức, không phát hành cho các cá nhân.
Việc hun trùng hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Quy trình hun trùng hàng hóa thường rất đơn giản và không hề tốn nhiều thời gian. Ví dụ như đối với phương pháp đóng hàng rất phổ biến hiện nay là pallet gỗ, công ty hun trùng sẽ phun qua thuốc lên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận hun trùng như hình ở dưới:
Ngoài ra, sau khi đóng xong container, cửa cont kín, công ty hun trùng sẽ thêm một lần nữa phun truốc vào trong container qua chỗ đầu cao su ở trên cửa container. Thông thường một container 40ft mất từ 3-4 lọ thuốc, container 20ft mất 2 lọ thuốc phun. Các bạn lưu ý thuốc này rất độc nên không nên đứng gần container lúc container đang được xử lý phun thuốc..
Bộ chứng từ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận hun
trùng:
– Hóa đơn thương mại: Commercial Invoice.
– Phiếu đóng gói: Packing List .
– Vận đơn đường biển: Bill of Lading
Thời gian cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.