Khi bạn cần gửi hàng đi Mỹ mà những món hàng bạn gửi là thực phẩm như: bánh kẹo, các loại trà, sữa, rau quả, cá và hải sản, các loại bánh nướng, thức ăn nhẹ v..v.. thì phải có giấy chứng nhận FDA của Hoa Kỳ thì món hàng của bạn mới được nhập vào Mỹ.
Vậy FDA là gì? Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm vào Mỹ ra sao? Hãy cùng Bestlogistics tìm hiểu qua bài viết này nhé.
FDA là gì?
FDA hay USFDA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Food and Drug Administration, là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Trụ sở đóng tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Cục được lập năm 1906FDA chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải theo toa và không cần kê toa, vắc xin, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế, bức xạ điện từ các thiết bị phát, và các sản phẩm thú y.
FDA cũng thực thi các quy định khác của pháp luật, đặc biệt là Mục 361 của Đạo luật Dịch vụ Y tế công cộng và các quy định kèm theo, nhiều quy định trong số đó không trực tiếp liên quan đến thực phẩm hoặc thuốc. Chúng bao gồm các yêu cầu về vệ sinh môi trường về du lịch giữa các bang và kiểm soát dịch bệnh trên các sản phẩm khác nhau, từ vật nuôi hộ gia đình nhất định đến việc hiến tinh trùng để hỗ trợ sinh sản.
Những loại hàng hoá được FDA coi là thực phẩm
– Sản phẩm bổ trợ ăn kiêng và gia vị ăn kiêng
– Sữa công thức cho trẻ nhỏ (thức ăn trẻ em)
– Nước giải khát bao gồm nước giải khát có cồn và nước đóng chai
– Rau quả
– Cá và hải sản
– Sản phẩm từ sữa và trứng còn nguyên vỏ
– Hàng hoá nông sản thô được dùng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm
– Thực phẩm đóng hộp và đông lại
– Động vật để làm thực phẩm còn sống
– Các loại bánh nướng, thức ăn nhẹ, kẹo và kẹo cao su
– Thức ăn cho động vật và vật nuôi FDA có toàn quyền quyết định phạm vi hàng hoá nói trên.
Những hàng hoá sau đây được miễn trừ khỏi thông báo FDA trước
a) Sản phẩm thực phẩm thịt, sản phẩm gia cầm và trứng thuộc độc quyền tài phán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và tuân theo các nguyên tắc và quy định của USDA
b) Thực phẩm được làm ra bởi một cá nhân tại nhà riêng và do cá nhân đó gửi dưới dạng quà tặng cá nhân (hay nói cách khác là các lý do phi mậu dịch) đến một cá nhân khác tại Mỹ. Gần đây FDA đã mở rộng phạm vi miễn trừ (hoặc tuỳ nghi thực thi luật lệ chính đáng) nhằm bao gồm tất cả các chuyến hàng thực phẩm cá nhân. Đây là những chuyến hàng do cá nhân gửi đến cá nhân với mục đích phi mậu dịch.
Một số ví dụ:
Thực phẩm gia dụng, bao gồm quân sự, dân sự, cơ quan chính phủ, và thuyên chuyển ngoại giao;
Thực phẩm được mua bởi du khách và gửi đến địa chỉ của du khách tại Mỹ bởi chính du khách đó;
Quà tặng mua tại cơ sở thương mại và được gửi bởi người mua chứ không phải cơ sở thương mại;
Thực phẩm chứa trong túi ngoại giao.
Ghi chú: Phạm vi miễn trừ này không bao gồm các chuyến hàng gửi từ nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối đến cá nhân. Những chuyến hàng như thế cần phải có Thông báo trước.
c) Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá trị dưới 200 USD cũng được xác nhận miễn trừ khỏi các yêu cầu PN. Mẫu thực phẩm bao gồm những lô hàng được nhận dạng rõ ràng là mẫu vật dành cho các nhà sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm, nhưng không bao gồm các lô hàng gửi cho nhà bán lẻ hoặc cá nhân.
Ai cần phải đăng ký FDA?
Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hay chứa thực phẩm cho người hoặc động vật tiêu thụ tại Mỹ phải đăng ký với FDA.
Thông tin yêu cầu khi đăng ký FDA?
Mỗi bảng đăng ký phải bao gồm: Tên, địa chỉ và số điện thoại cơ sở và công ty quản lý (nếu có);
Tên, địa chỉ và số điện thoại của chủ sở hữu hoặc nhân viên phụ trách;
Tất cả các thương hiệu mà cơ sở sử dụng;
Các hạng mục thực phẩm được áp dụng;
và Một tuyên bố xác nhận rằng những thông tin đã đệ trình là chân thực và chính xác, và cá nhân đó được uỷ quyền để đệ trình bản đăng ký. Tất cả các cơ sở ngoài nước Mỹ phải chỉ định một đại diện ở Mỹ, là người sinh sống hoặc duy trì một địa điểm kinh doanh trong nước Mỹ và có mặt tại Mỹ để đăng ký.