Các loại phụ phí đường biển khi gửi hàng quốc tế

vận tải đường biển

Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì không chỉ riêng cước phí vận chuyển thông thường; khách hàng còn phải trả thêm một số phụ phí bắt buột. Bạn biết gì về các loại phụ phí đường biển? Khi nào thì chúng được áp dụng?

Hãy cùng Bestlogistics.vn tìm hiểu rõ hơn về các loại phụ phí đường biển trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về các loại phụ phí đường biển
Tìm hiểu về các loại phụ phí đường biển

Cước phí đường biển (O/F)

Cước phí đường biển là giá cước đơn thuần vận chuyển hàng hóa từ cảng khởi hàng đến cảng đích.

Phí chứng từ (Documentation fee)

Đối với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/ Forwarder phải phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading). Phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.

Phụ phí chứng từ
Phụ phí chứng từ

Đối với lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì người nhận phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng; mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ)/làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Người nhận cũng có thể ủy thác nhập khẩu cho các công ty làm dịch vụ này để thuận tiện hơn trong các thủ tục giao nhận.

Phí THC (Terminal Handling Charge)

Phụ phí THC là khoản phụ phí xếp dỡ hàng hóa thu theo mỗi container được tính vào Local Charges để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng; như: xếp dỡ; tập kết container từ CY (container yard) ra cầu tàu…

Hãng tàu sẽ thu phí THC của người gởi hoặc người nhận hàng và trên nguyên tắc phí thu này sẽ được nộp lại cho cảng mà hãng tàu đăng ký hoạt động; có thực hiện xểp dỡ container

Phí CFS (Container Freight Station fee)

CFS là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/ Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

Phí CIC (Container Imbalance Charge)

Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharg) là phí mất cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải biển; do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng; từ nơi thừa container rỗng về nơi có nhu cầu container rỗng để đóng hàng xuất.

Phụ phí CIC là phí mất cân bằng container
Phụ phí CIC là phí mất cân bằng container

Chi phí này hình thành do việc mất cân bằng về số lượng cont rỗng. Tình trạng cont rỗng không cân bằng phát sinh do việc mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Phí CIC được thu nhằm để bù đắp chi phí vận chuyển cho hãng tàu.

Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge)

EBS là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á bằng đường biển. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Đây là một loại phụ phí vận tải biển, lưu ý rằng phí EBS không phải là phí được tính trong Local charges.

Phí Handling (Handling fee)

Phí handling charge là một loại phí do hãng tàu hoặc forwarder lập ra thu của shipper hoặc consignee; nhằm bù đắp chi phí take care lô hàng của bạn chẳng hạn như phí giao dịch giữa đại lý của hãng tàu/forwarder; chi phí làm manifest và chi phí làm D/O (mặc dù đã thu phí D/O); chi phí điện thoại; chi phí khấu hao;…

BAF (Bunker Adjustment Factor)

BAF là khoản phụ phí biến động giá nhiên liệu.

Mục đích: Các hãng tàu container phải duy trì tốc độ cao để bảo đảm cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh. Điều này dẫn tới chi phí nhiên liệu tiêu tốn rất lớn. Giá dầu cứ ngày càng tăng lên, khiến các hãng tàu không thể điều chỉnh giá cước kịp thời. Và việc điều chỉnh phụ phí nhiên liêu BAF là công cụ hữu dụng giúp cho hãng tàu bù đắp được chi phí của mình.

CAF (Currency Adjustment Factor)

CAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

COD (Change of Destination)

COD là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

DDC (Destination Delivery Charge)

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

ISF (Import Security Filing)

ISF là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

CCF( Cleaning Container Free)

Là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu; để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả lại ở các deport. Chi phí này sẽ không áp dụng cho những container thuộc sở hữu của chủ hàng.

PCS (Port Congestion Surcharge)

PCS hay còn gọi là phí kẹt cảng. Phụ phí PCS mang tính thời vụ được áp dụng khi cảng xếp; dỡ xảy ra tình trạng ùn tắc; điều này làm cho phí lưu bãi tăng thêm khá nhiều và thời gian giải tỏa container mất khoảng 2- 3 ngày; do đó các hãng tàu và đại lý tranh thủ điều này để thu phí kẹt cảng.

PSS (Peak Season Surcharge)

PSS là phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười; khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

SCS (Suez Canal Surcharge)

SCS là phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez

ENS ( Entry Summary Declaration)

ENS là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực.

AMS (Automatic Manifest System)

Phí AMS là phí khai báo hải quan tự động; áp dụng cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu và chuyển cảnh tại Mỹ.

Phụ phí AMS hiện nay vào khoảng 25 Usd / Bill of lading. Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ. Thủ tục này được áp dụng từ đầu năm 2003; nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng ban đầu.

Bestlogistics.vn còn hợp tác với nhiều đối tác uy tín như:

AirportCargoViettelcargoAirasiaIndochinapostDHLEMSFedEx, …

Tham khảo:

Gửi bánh trung thu đi Mỹ an toàn với mức giá siêu rẻ

Chuyển phát nhanh thực phẩm đi châu Âu nhanh chóng, giá rẻ bất ngờ

Hy vọng bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại phụ phí đường biển. Hãy liên hệ ngay với Bestlogistics.vn để được hỗ trợ nếu bạn có bất kì thắc mắc nào nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *