Hiểu biết thêm về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Vận tải hàng không đang ngày càng phát triển và từng bước khẳng định vai trò trong việc góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng nền kinh tế, văn hóa, xã hội,…Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển quốc tế với nhiều những thủ tục khá phức tạp nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khi đưa hàng lên khoang chứa và cho toàn bộ hành trình bay. So với vận tải hàng đường biển, đường bộ thì vận tải hàng không hiện nay luôn có mức cước phí rất cao.
Vậy cước phí vận tải hàng không là gì, bao gồm những phụ phí hàng không gì? Hãy tham khảo thông tin bài viết mà Best Logistics cung cấp bên dưới đây.
Cước phí hàng không là gì?
Cước phí trong vận tải hàng (cước phí hàng không) là số tiền mà chủ hàng phải chi trả cho hãng hàng không/đơn vị vận tải cho việc vận tải hàng hóa hoặc các chi phí liên quan từ cảng đến cảng đích. Cước phí vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).
Những ưu điểm của vận tải hàng không:
- Khoảng cách không giới hạn: Việc vận tải hàng bằng máy bay sẽ không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ, đường thủy nên kết nối gần như tất cả các nước trên thế giới
- Đảm bảo tính an toàn: Vận tải bằng máy bay luôn có tính an toàn cao nhất với mức độ rủi ro ít hơn rất nhiều so với đường bộ, đường sắt hay đường biển nên hàng hóa sẽ không bị thất thoát hay hư hỏng, mất mát, giảm thiểu mọi tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, trộm cắp vặt gây ra
- Vận tải nhanh chóng: Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay nên hàng gửi đi luôn nhanh chóng, thời gian vận tải không có phương án nào có thể so sánh được
- Phí bảo hiểm vận tải hàng thấp do ít xảy ra rủi ro hơn so với các phương thức khác
- Phí lưu kho thường tối thiểu bởi đặc tính hàng hóa đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi ra vào sân bay và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…
Những mặt hạn chế của vận tải hàng không:
- Giới hạn về khối lượng hàng hóa: Hình thức này không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hàng có khối lượng lớn
- Chi phí lớn: Phí vận tải đường hàng không lớn hơn nhiều so với chi phí vận tải bằng hình thức khác nên nó chỉ phù hợp với mặt hàng xa xỉ hoặc yêu cầu vận tải nhanh chóng
- Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Do thời tiết xấu, mưa bão,…nên các chuyến bay có thể bị delay hoặc hủy làm ảnh hưởng tiến độ chuyển hàng
- Thủ tục ngặt nghèo: Có nhiều quy định liên quan đến luật pháp khi vận tải hàng không để đảm bảo an ninh & an toàn bay, nhiều mặt hàng theo quy định sẽ không được hãng hàng không chấp nhận chuyển đi cũng tạo sự bất lợi đáng kể.
Phụ phí vận chuyển hàng không
Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không cũng được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn và hiện tại có 9 loại phụ phí hàng không dựa theo đặc điểm hàng hóa vận tải được áp dụng, bao gồm:
* Cước GRC: Với các mặt hàng thông thường, không phải hàng nguy hiểm, không có yêu cầu bảo quản đặc biệt có các mức cước theo khối lượng:
- Mức min: Là mức cước nhỏ nhất
- Mức – 45: Hàng hóa có trọng lượng bé hơn 45kg
- Mức + 45: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 100kg, lớn hơn 45 kg
- Mức + 100: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 500kg, lớn hơn 100kg
- Mức +500: Hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 1000kg, lớn hơn 500kg
- Mức +1000: Hàng hóa có trọng lượng vượt 1000kg.
* Cước phân loại hàng (CCR): dùng cho các hàng hóa không được đề cập trong biểu cước.
* Cước tối thiểu (M): Đây là mức cước tối thiểu, dùng cho hàng hóa đặc biệt trọng lượng thấp
* Cước hàng đặc biệt (SRC): thường cao, dùng cho hàng hóa loại nguy hiểm, dễ cháy nổ.
Ngoài ra, các phụ phí hàng không gồm có:
- Phí làm thủ tục hải quan
- Phí vận tải hàng từ kho hàng ra sân bay
- Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận tải xuống kho hàng hóa; và sắp xếp quản lý vào kho chờ bay
- Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay và có chi phí rất thấp
- Phí phát hành vận đơn (AWB fee)
- Phí THC: Phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải
- Phí tách Bill: Nếu bên Forward để gộp nhiều House Bill lại thì tại cảng đích các công ty dịch vụ hàng hóa sẽ phải tách bill
- Phí overtime: Chi trả cho các công việc làm ngoài giờ.
Đối với một số loại hàng hóa đặc biệt khi vận chuyển qua đường hàng không sẽ được áp dụng thêm một số mức phí khác như:
- Đối với khu vực vùng sâu vùng xa: Phụ phí này áp dụng cho mỗi chuyến vận chuyển hàng khi địa điểm nhận hàng là những vùng sâu vùng xa. Chẳng hạn như vùng đảo, cao nguyên, vùng núi cao, nơi không có bưu cục, thị trấn khó tiếp cận…
- Đối với hàng hóa Nguy hiểm: Các loại hàng hóa nguy hiểm sẽ có mức phí riêng và áp dụng theo đúng quy định của IATA và ADR.
- Đối với kiện hàng quá tải trọng: Trên thực tế, mỗi hãng hàng không sẽ có quy định riêng về khối lượng hàng hóa. Nhưng nếu hàng hóa của bạn vượt quá khối lượng quy định sẽ được tính theo quy định quá cân của hãng.
- Đối với kiện hàng ngoại cỡ: Những kiện hàng có kích thước vượt quá giới hạn quy định của hãng, thì các hãng hàng không cũng sẽ áp dụng cách tính phí quá cân theo quy định.
- Chỉnh sửa địa chỉ: Khi vận chuyển bằng đường hàng không, hãng vận chuyển sẽ tìm kiếm, làm rõ địa chỉ chính xác để bảo đảm hàng hóa được gửi chính xác đến người nhận. Vì thế, với những trường hợp ghi thiếu, ghi sai địa chỉ dẫn đến việc không hoàn thành đơn hàng, người gửi hàng sẽ phải chịu thêm chi phí chỉnh sửa và vận chuyển này.
Như vậy, bài viết về các loại phu phí trong vận chuyển hàng không đã kết thúc, Bưu Chính Đông Dương hi vọng bài viết sữ giúp ích cho các bạn.
Xem thêm:
Dịch vụ vận chuyển đường biển từ Hải Phòng đi Nhật Bản giá rẻ
CHUYỂN PHÁT NHANH BÁNH TRUNG THU ĐI NHẬT BẢN..
Vui lòng liên lạc với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhé.