Nhu cầu xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu ngày càng đòi hỏi phải nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Vấn đề đặt ra là có các loại giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa nào? Điều kiện để có thể xin cấp được giấy phép xuất nhập khẩu là gì? Thấu hiểu trong những băn khoăn lo lắng của các doanh nghiệp hiện nay, Best Logistics sẽ tổng hợp lại các vấn đề liên quan đến xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
Các loại giấy phép xuất nhập khẩu
Trao đổi buôn bán, xuất khẩu các mặt hàng dư thừa làm tăng lợi nhuận và nhập khẩu các loại sản phẩm hàng hóa mà trong nước không có, thiếu mà một trong nhưng đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế thị trường, hội nhập cùng phát triển như hiện nay. Nhưng bên cạnh những hàng hóa được xuất nhập khẩu thì luôn luôn tồn tại những mặt hàng không được phép xuất nhập khẩu ví dụ như sản phẩm là bất ổn tình hình kinh tế, xã hội như súng,… Để có thể kiểm soát được các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra mà pháp luật có đưa ra các quy định khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho từng sản phẩm hàng hóa đó.
Đối với mỗi loại sản phẩm hàng hóa đều có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Có các loại giấy phép xuất nhập khẩu nổi bật có thể nhắc đến ngay lập tức như: giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc,…
Điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu
Hiện nay có khá nhiều điều kiện cần phải thực hiện khi tiến hành xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, và đối với mỗi sản phẩm hàng hóa thì lại có thêm các điều kiện riêng khác biệt đi kèm. Nhưng để có thể tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thì bắt buộc các doanh nghiệp cần phải nắm rõ 2 điều kiện cơ bản sau:
Đầu tiên: Sản phẩm hàng hóa xin cấp giấy phép là gì?
Hàng hóa xuất nhập khẩu phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên quan. Ví dụ như xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thực phẩm thì cần có giấy phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; Xuất nhập khẩu thuốc thì cần có giấy phép của Bộ Y tế;…
Kiểm dịch an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa là điều kiện bắt buộc.
Sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu nhất định không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.
Thứ 2: Doanh nghiệp (chủ thể) của hàng hóa là ai?
Các thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của các công ty, tổ chức nước ngoài. Và các thương nhân này có thể xuất nhập khẩu các hàng hóa không phục thuộc vào ngành nghề kinh doanh và không thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.
Các thương nhân công ty, chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định xuất nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình của Bộ Công Thương công bố khi muốn xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Để có thể thuận lợi, tiết kiệm thời gian công sức khi làm thủ tục cấp xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa có thể nhờ các chuyên gia tư vấn, các dịch vụ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu trọn gói của các tổ chức tư vấn uy tín. và Best Logistics là một trong những sự lựa chọn không thể bỏ qua.
Với tiêu chí Nhanh chóng – Tiết kiệm – Uy tín, Best Logistics đã xây dựng quy trình dịch vụ giúp khách hàng xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa một cách thuận lợi nhất, cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ các giấy tờ doanh nghiệp hiện có, cụ thể là:
- Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm hàng hóa đó: Nguồn gốc là ở đâu, có đảm bảo chất lượng không?
- Các loại hóa đơn thương mai về giao dịch sản phẩm hàng hóa đó.
- Cách thức vận chuyển sản phẩm hàng hóa đó hay còn gọi là hóa đơn vận tải hàng hóa.
- Giấy xác nhận thanh toán đơn hàng.
- Các loại hợp đồng thương mại về việc cung ứng hàng hóa giữa 2 tổ chức đó.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa, bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu mà khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn cho doanh nghiệp về các thủ tục cần làm
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với doanh nghiệp.
Bước 4: Giúp doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hồ sơ
Bước 5: Đại diện doanh nghiệp lên trụ sở các Bộ/cơ quan ngang Bộ để nộp hồ sơ.
Bước 6: Đại diện cho doanh nghiệp nhận tại nơi đã nộp hồ sơ hoặc tư vấn khiếu nại việc từ chối cấp phép (nếu có).
Hy vọng những chia sẻ trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu và những lưu ý liên quan.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!